Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Tăng cường sinh lực với Nhung Hươu


Tăng cường sinh lực với nhung hươu

Bacsigiadinh.com - Nhung là sừng non của Hươu, Nai dài từ 5 đến 30cm, rất mềm, mặt ngoài phủ 1 lớp lông tơ mịn, trong có nhiều dưỡng chất. Từ xa xưa được biết đến là một trong 4 loại thuốc quý, bổ dưỡng nhất - là sản phẩm cao cấp dành cho vua chúa.


Cùng với sự phát triển của xã hội, con người lại càng có điều kiện tốt hơn để chăm lo sức khỏe cho mình và gia đình. Hiện nay, trong rất nhiều các sản phẩm bổ dưỡng thì nhung hươu, nai là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong thời gian gần đây. 
 
Từ xa xưa, Nhung hươu - nai được biết đến là một trong bốn vị thuốc quí, bổ dưỡng nhất trong đông dược (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) và là một loại thực phẩm cao cấp dành cho vua, chúa.
 
Ngày này, khi khoa học phát triển, các nghiên cứu về nhung hươu đã đưa thêm những bằng chứng thuyết phục về tính bổ dưỡng của nhung hươu.
Nhung là sừng non của Hươu, Nai dài từ 5 đến 30cm, rất mềm, mặt ngoài phủ 1 lớp lông tơ mịn, trong có nhiều dưỡng chất. Trọng lượng mỗi cặp nhung hươu từ 100gr đến 2kg, nhung nai từ 200gr đến 5kg. Nhung hươu có vị ngọt, tính ấm, có thể được dùng để nấu cháo, ngâm rượu, ngâm mật ong v.v....
 
Các thành phần dưỡng chất từ nhung hươu gồm: khoáng chất 34%, Lipid 2,5%, Protein 53%, Canxi 12%, Phospho 5,9%, Sulphur 0,4%, Magnesium 0,2%, Natri 0,9%, Kali 0,4%. Ngoài ra, trong nhung hươu có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban...
 
Các công dụng của nhung hươu
 
Nhung hươu có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao thể lực, giảm hiện tượng mệt mỏi, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng đặc biệt hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho các bệnh nhân sau phẩu thuật.
 
Nhung hươu có tác dụng trì hoãn hoặc làm giảm các dấu hiệu của lão hóa, bảo vệ gan khỏi các chất độc.
 
Nhung hươu giúp cải thiện hiệu suất thể thao, giúp cải thiện sức mạnh, độ bền; hỗ trợ giảm thiểu tổn thương cơ bắp khi tập thể dục; hỗ trợ phục hồi sau các tổn thương.
 
Nhung hươu có tác dụng giúp gia tăng chất bôi trơn khớp.
 
Một số người sử dụng nhung hươu để tăng mức độ của một số hormone giới tính, cải thiện khả năng sinh sản, tăng cường sinh lực.
 
Để việc sử dụng nhung hươu được hiệu quả tốt nhất, người tiêu dùng nên tham khảo cách sử dụng từ các địa chỉ cung cấp sản phẩm tin cậy. Người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm nhung hươu có thể liên hệ để được tư vấn cách sử dụng tại Cửa hàng Hươu Sao tại website: samnhung.net .
 
Theo( www.bacsigiadinh.com)

Thanh Việt

Công dụng chữa bệnh của Nhung Hươu


Công dụng chữa bệnh của nhung hươu

Bacsigiadinh.com - Nhung hươu được coi là vị thuốc bổ dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược, lao động chân tay và trí não quá tải...
Trong văn hoá Việt, thường khi chọn quà biếu cho các bậc cao niên trong gia đình hay bạn bè, đa phần thường tìm mua những sản phẩm quý, hiếm, bổ dưỡng như Nhung, Sâm, Yến để mong người nhận quà sẽ khoẻ mạnh và trường thọ. Tâm ý ẩn chứa trong món quà không chỉ thể hiện bởi đó là loại thuốc bổ đắt tiền mà là tác dụng và giá trị mà nó mang lại cũng như sự kính trọng đối với người được nhận quà. Tặng quà không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn là một phép ứng xử trong đạo lý con người. 
Nhung hươu (Lộc Nhung) là món quà nho nhỏ sẽ "thay lời muốn nói" với ông bà, bố mẹ, sếp, đối tác, khách hàng hay những mối quan hệ làm ăn với ý nghĩa mang tới sức khỏe và sự may mắn như chính tên gọi của sản phẩm “Lộc Nhung”.
 
Ảnh: Nhunghuou.com
Nhung hươu và các sản phẩm từ Hươu Sao như Lộc Cao, Lộc Huyết, Lộc Hành, Lộc Thai,... đều rất trân quý và bổ dưỡng, là món quà rất ý nghĩa cho mọi người bồi bổ sức khỏe.
Theo VPĐD của Nhung Hươu Huơng Sơn thì Nhung hươu là sừng non của con hươu đực, rất trân quý và bổ dưỡng.
Nó chứa các chất calci phosphat, calci carbonat, 25 loại acid amin (tryptophan, lysin, theonin…), các men catalase, peroxydase, 26 loại nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Mg, Asl, Na, K, Fe, Ca, Co,... Nhung Hươu còn chứa nhiều hormon (oestrogen, androgen, prostaglandin…), 52,5% protid, 2,5% lipid, khoảng 34% chất keo (keratin),...
Theo Đông y:


Nhung hươu được coi là vị thuốc bổ dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược, lao động chân tay và trí não quá tải...
Cũng theo Đông Y, nhung hươu nai vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh: can, thận, tâm, tâm bào. Có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm chậm quá trình lão hoá, kéo dài tuổi xuân....
Theo Tây Y:
- Tăng cường chức năng tình dục cho cả nam và nữ.
- Là nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung tuyệt vời cho những người gầy yếu, cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy.
- Tăng cường sinh lực, làm chậm quá trình lão hóa cho mọi người.
- Cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giúp vết thương chóng lành, tái tạo phần sụn khớp.
- Cải thiện hiệu suất và tăng cường sức mạnh trong các hoạt động thể thao, làm giảm stress do làm việc trí não quá tải.
- Bổ sung các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể.
- Xúc tiến sự sinh trưởng, thúc đẩy quá trình tái sinh của tổ chức, tăng hồng cầu và tiểu cầu, tăng nhu động ruột và dạ dày, lợi tiểu, bổ tim, ...
Các bài thuốc có nhung hươu:
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
theo (www.bacsigiadinh.com)

Lộc nhung ôn thận, tráng dương


Lộc nhung ôn thận, tráng dương


Lộc nhung là sừng non dùng tươi hay sấy khô của hươu nai từ loài hươu sao (Cervus nippon Temminek.), hươu ngựa (C. elephus L.) hoặc nai (C. unicolor Cuv.). Thuộc họ hươu: Cervidae. Trong các loài trên, chỉ các con đực mới có nhung.
Trong lộc nhung có nhiều chất vô cơ, hữu cơ, chất béo, acid amin, các men catalaza, peroxydaza, các chất hormon sinh dục nam và nữ (cholesterin, progestron, oestron và testosteron).
Theo Đông y, lộc nhung vị ngọt, tính ôn, đi vào 4 kinh: thận, can, tâm và tâm bào. Nhung lộc là thuốc bổ dương, có tác dụng sinh tinh, bổ tủy ích huyết. Dùng trong mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể, nam giới hư lao, tinh kém, hoa mắt, hoạt tinh; nữ giới băng lậu đới hạ.
Liều dùng: 1 - 4g, thường dùng làm thuốc hoàn và thuốc bột.

 Lộc nhung là sừng non của hươu nai khoảng 3 năm tuổi, là vị thuốc ôn thận tráng dương.
Một số bài thuốc có dùng lộc nhung:


Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận dương suy nhược, liệt dương, tiểu són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
- Trị liệt dương, tiểu són: lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 1 - 1,5g, chiêu bằng nước dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước).
- Trị di tinh, tiểu són: lộc nhung 1,5g, ô tặc cốt 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, long cốt 12g, đẳng sâm 12g, tang phiêu tiêu 12g. Tất cả tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng.
- Chữa liệt dương, tiểu tiện nhiều lần, sắc mặt thường đen sạm: lộc nhung 40g (cạo sạch lông, thái lát mỏng), hoài sơn 48g. Hai vị trộn đều, giã nát cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày. Ngày uống 10 - 20ml, uống hết rượu, bã làm thành viên uống tiếp.
Tráng cốt, khởi tủy: Trong trường hợp tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi: lộc nhung 1,2g, ngũ gia bì 12g, thục địa 16g, sơn thù 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, xạ hương 0,1g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 4 - 12g.
Cố kinh, chỉ băng: Dùng trong trường hợp gan và thận đều suy nhược, kinh nguyệt ra quá nhiều, băng lậu đới hạ: lộc nhung 1,2g, a giao 12g, đương quy 12g, ô tặc cốt 20g, bồ hoàng 6g. Các vị tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng.
Kiêng kỵ: Bên trong có nhiệt thực không dùng được.
Ngoài lộc nhung thì các sản phẩm khác của hươu nai như lộc giác (sừng già), lộc giác cao (cao ban long - là cao đặc nấu từ sừng già), lộc giác sương (phần gạc sau khi nấu cao ban long hoặc gạc hươu đốt đen rồi tán nhỏ) cũng là các vị thuốc được dùng trong Đông y.
- Lộc giác công dụng như nhung hươu, nai nhưng tác dụng không mạnh bằng và giá tiền rẻ hơn nhiều, có tác dụng tán ứ hoạt huyết, tiêu thũng. Dùng chữa sang thương thũng độc. Dùng ngoài mài với giấm, bôi vào chỗ mụn nhọt hoặc để chữa mụn nhọt, nhưng đều dùng cho các chứng bệnh do hư hàn mà cơ thể suy nhược; dùng thuốc này đẩy được độc tà ở bên trong ra khỏi cơ thể.
- Cao ban long nấu từ sừng hươu nai có tác dụng ích huyết bổ tinh, ôn bổ can thận. Dùng chữa hư lao gầy yếu, lưng gối không có lực, mọi chứng dương hư đưa tới thổ ra máu, máu cam.
- Lộc giác sương là chất bã còn lại sau khi nấu cao ban long. Công dụng như lộc giác, nhưng hiệu lực kém hơn. Dùng trị các chứng do hư hàn làm khí hư, ngoài ra còn có tác dụng thu liễm cầm máu.
TS. Nguyễn Đức Quang
nguồn ( suckhoedoisong.vn)

Tăng cường sức mạnh sinh lực với Nhung Hươu



 Tăng cường sức mạnh sinh lực với nhung hươu
Nhung hươu New Zealand giúp tăng cường chức năng tình dục, sức mạnh trong các hoạt động thể thao, sinh lực đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch.
Nhung hươu New Zealand được đánh giá cao trên thế giới do hươu ở đây được nuôi dưỡng và chăm sóc trong những điều kiện sống gần giống với tự nhiên. Đây cũng là một trong những quốc gia có đàn hươu lớn nhất thế giới với hơn 1,7 triệu con. Hơn 80% thịt hươu New Zealand được xuất sang châu Âu, 90% các sản phẩm khác xuất sang châu Á.
Đầu những năm 2000, Hiệp hội Gây nuôi New Zealand đã đầu tư hàng triệu USD để tiến hành những nghiên cứu về công dụng của nhung hươu thông qua tổ chức AG Research Invermay và Trung tâm Phát triển Con người thuộc Đại học Otago, New Zealand.

Hai cơ sở này đã tiến hành nghiên cứu theo phương thức khoa học truyền thống: In Vitro (nghiên cứu tế bào tự nhiên) và In Vivo (thí nghiệm trên động vật trong các phòng thí nghiệm). Nghiên cứu cho thấy nhung hươu có giá trị Y học cao do chứa pantocrinu, calcium, magnesium, phosphore, carbonat, chất keo (collagens) và hocmon oestrogen, testosteron, 52,5% protid, 2,5% lipid. Ngoài ra, nhung hươu còn có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như sắt, magiê hay coban. Nhung hươu cũng chứa prostaglandins, chất điều hòa chức năng tế bào quan trọng, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch.
Với những thành phần trên, nhung hươu giúp bạn cải thiện sự phục hồi cơ bắp; chống lão hóa cho người cao tuổi; cung cấp chất tự nhiên để bổ sung cho việc điều trị viêm khớp; tăng cường khả năng tái tạo máu và chữa lành vết thương; tăng cường hệ miễn dịch.
(Nguồn: Saskatchewan Elk Breeders Association)

thăm dò tác dụng bổ huyết của nhung hươu, nhung nai trên bệnh nhân ung thư


ThS.BS. Quan Vân Hùng
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu phong phú từ cây cỏ, động vật để làm thuốc chữa bệnh và phòng bệnh cho mình. Song song với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vốn kiến thức y học dân tộc nói chung và kinh nghiệm trong việc sử dụng các vị thuốc nói riêng đã được tích lũy. Nhung hươu nai được xem là một vị thuốc quý xếp thứ hai sau nhân sâm trong tứ bảo của thuốc y học cổ truyền: Sâm Nhung Quế Phụ, có tác dụng tăng sức cơ thể, giảm sự mệt mỏi, nâng cao sức làm việc. Theo Đỗ Tất Lợi Nhung hưu có tác dụng sinh tinh bổ tủy ích huyết, có người còn cho nhung nai tốt hơn “nhung hươu” (sạch “Thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” NXV khoa học kỹ thuật, tập 1). Trong đó tác dụng bổ máu tăng hồng cầu thường được nhấn mạnh trong các tài liệu y học và cả trong y học dân gian mà cơ chế là Lộc Nhung có khả năng kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu rất mạnh ngay cả khi suy tủy xương mắc phải do nhiễm độc, hóa chất… Nhân có 1 số bệnh nhân ung thư bị thiếu máu sau hóa trị có yêu cầu y học cổ truyền điều trị hỗ trợ điều trị phục hồi sức khỏe và Nhung nai là 1 trong các phương tiện phục vụ yêu cầu bổ máu, được đánh giá kết quả qua đề tài “THĂM DÒ TÁC DỤNG BỔ HUYẾT CỦA NHUNG NAI TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ”
2. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác dụng của nhung nai trong điều trị chứng thiếu máu trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị..
2. Mục tiêu chuyên biệt:
- Đánh giá tác dụng lâm sàng của bột nhung nai trên chứng thiếu máu của bệnh nhân ung thư sau hóa trị.
- Đánh giá cận lâm sàng của bột nhung nai trên chứng thiếu máu của bệnh nhân ung thư sau hóa trị.
3. TỔNG QUAN
Nhung nai:
Tên khoa học: Cornu cervi parvum
Mô tả: Nhung nai là sừng non mới mọc, ngắn từ 5 – 10 cm, mềm chưa phân nhánh, mịn có lông tơ, bóng, màu vàng hồng hặoc nâu, chứa rất nhiều mạch máu. Sừng non bắt đầu phân nhánh được gọi là nhung yên ngựa.
Thành phần hóa học: Nhung nai chứa 52,2% protide, 2,5% lipide, chất keo gelatin, muối khoáng 34% (calcium, sắt, magnesium, v.v…), chất đạm, và 1 chất nội tiết gọi là lộc nhung tinh.
Tác dụng dược lý: Nhung nai có vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc vào kinh can thận tâm, có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, làm mạnh gân xương, làm giảm hiện tượng mệt mỏi lao lực.
Công dụng liều dùng: Nhung nai chữa suy nhược thần kinh hen suyễn, di tinh, ù tai, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể. Thường dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu với liều dùng uống 1-3g (dạng bột)/ngày chia 2-3 lần. Tinh chất nhung hưu được pha chế thành rượu, hoặc viên gọi là Pantocrin, ngày dùng 2-4 viên/ngày trước khi ăn chia 2-3 lần, dùng trong 15-30 ngày. Tác dụng rõ rệt trên lâm sàng ngay sau dùng 7 ngày. Người Nhật cũng dùng lộc nhung dưới dạng viên tên gọi Rulodin để điều trị rối loạn về sinh lý ở nam giới. Người dùng nhung hươu nai thấy sảng khoái, khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt. Không được dùng hươu nai trong trường hợp cao huyết áp, đái đường, sơ cứng mạch máu
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không lô chứng (giai đoạn 1)
Dân số nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân ung thư sau hay đang hóa trị có thiếu máu (so sánh trước khi hóa trị)
Mẫu nghiên cứu: 30 bệnh nhân
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên đơn thuần 30 bệnh nhân ung thư sau hóa trị đến khám có các triệu chứng thiếu máu – suy nhược cơ thể (so sánh trước khi hóa trị, thể đương hư, huyết hư).
Tiêu chuẩn chọn = : Bệnh nhân có các triệu chứng
Chứng dương hư
        - Mệt mỏi
        - Sợ lạnh
        - Đau lưng
        - Di tinh, liệt dương
Có ¾ triệu chứng trên sẽ được chọn
Chứng huyết hư (thiếu máu)
        - Xanh xao
        - Chóng mặt
        - Hồi hộp
        - Mạch nhanh
        - Tiếng thổi tâm thu cơ năng ở mỏm tim
        - Hemoglobin (Hb) < 12g/dl. Hematocrit (Hct) < 35%. Hồng cầu ngoại biên (HC)< 3,8 triệu/mm3.
Nếu có 2/3 triệu chứng cận lâm sàng, hoặc có 1/3 triệu chứng cận lâm sàng trên và 3/5 triệu chứng lâm sàng của huyết hư sẽ được chọn.
Bệnh nhân phải tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, không dùng bất cứ loại thuốc nào kèm theo (nhất là các thuốc bổ đông tây y khác như sâm… các loại vitamin B12. Các thuốc kích thích tủy xương như EPREX…) mà không có sự đồng ý của nhóm nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại:
- Không tuân thủ chế độ điều trị, uống thuốc, bỏ ngang điều trị (dưới 7 ngày)
- Có triệu chứng âm hư.
- Hemoglobin < 7g/dl
1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Sinh hiệu:
* Mạch - Huyết áp: Tất cả trong giới hạn bình thường trước và sau điều trị không thay đổi.
2. Hematocrit (Hct):
Bảng 3: Sự thay đổi Hct của bệnh nhân sau điều trị
Hct
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
Tăng
18

Giảm
1
90%
Không thay đổi
1


Giá trị trung bình
Trước
Sau
P
Hct
28,125%
29,685%
0,001
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng Hct (90%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3. Số lượng hồng cầu (HC)
Bảng 4: Sự thay đổi HC của bệnh nhân sau điều trị
HC
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
Tăng
17
85%
Giảm
2
10
Không thay đổi
1
5
Giá trị trung bình
Trước
Sau
P
HC (triệu)
3,4945
3,7075
0,006
      
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng HC (85%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)
4. Huyết sắc tố (Hb)
Bảng 5: Sự thay đổi Hb của bệnh nhân sau điều trị
HB
Số bệnh nhân
Tỷ lệ
Tăng
14
70%
Giảm
3
15
Không thay đổi
3
15
Giá trị trung bình
Trước
Sau
P
HB (g)
9,095
9,405
0,04
      
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng Hct (70%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
2. CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG
Bảng 6: Sự thay đổi các rối loạn chức năng sau điều trị
Triệu chứng
Số bệnh nhân
Có cải thiện
Tỷ lệ %
P
Chóng mặt
20
16
80%
< 0,05
Hồi hộp
20
16
80%
< 0,05
Yếu mệt
20
18
90%
< 0,05
Sợ Lạnh
13
10
76,9%
< 0,05
Đau lưng
10
7
70%
< 0,05
Nhận xét: Các rối loạn chức năng do dương hư và huyết hư đều có cải thiện khá tốt sau 1 đợt dùng Nhung nai.
Các xét nghiệm khác: Không thay đổi
Tác dụng phụ: chưa phát hiện
BÀN LUẬN
1/ Tình trạng thiếu máu được cải thiện trên đại đa số bệnh nhân (P <0,05) đã chứng minh kinh nghiệm của Y học cổ truyền trong giải quyết tình trạng thiếu máu do suy tủy xương mắc phải. Các hoạt chất sinh học trong nhung nai đã kích thích tủy xương bị suy yếu vì nhiễm độc hóa chất…, tái hoạt động sản xuất hồng cầu 1 cách nhanh chóng (10 ngày). Y học hiện đại, để giải quyết tình trạng này, cũng có thuốc kích thích tạo hồng cầu (Eprex…) nhưng thuốc rất mắc tiền (> 1,5 triệu/liều) lại phải nhập ngoại tốn nhiều ngoại tệ, còn Nhung nai là nguyên liệu có sẵn trong nước, dễ tìm, bào chế đơn giản, rẻ tiến, phù hợp cho bệnh nhân có thu nhập thấp (1 liệu trình 10 ngày tốn 360.000đ), hơn thế nữa Nhung nai, ngoài tác dụng bổ máu được nghiên cứu trong đề tài này, còn là 1 vị thuốc bổ cao cấp có nhiều tác dụng quý giá khác.
2/ Trong 13 bệnh nhân được sơ kết, có 1 bệnh nhân không đạt hiệu quả. Đây là 1 ca ung thư thận, đã phẫu thuật cắt bỏ 1 quả thận và tiếp theo 1 đợt hóa trị, bệnh nhân đến Viện YHDT xin được điều trị hỗ trợ sức khỏe trong tình trạng suy kiệt, rất gầy ốm xanh xao, đau liên tục hông phải, nhức mỏi yếu 2 chân… Nguyên nhân thất bại phải chăng là Nhung nai chỉ phát huy tác dụng nếu có đầy đủ Erthropoietin, là 1 kích tố có nhiều trong thận, mà bệnh nhân này chỉ còn 1 quả thận!
3/ Các rối loạn chức năng liên quan đến thiếu máu đều được cải thiện khá tốt: chóng mặt, giảm hồi hộp, có cảm giác khỏe hơn, bớt sợ lạnh ít đau lưng hơn. Ngoài ra ăn ngủ khá hơn.
4/ Kết quả đợt nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo, giá trị khoa học chưa cao vì:
* Mẫu nhỏ: 20 ca
* Chưa có lô chứng
* Chưa đánh giá ảnh hưởng của Nhung nai trên các chức năng gan - thận
* Chưa theo dõi tác dụng lâu dài của Nhung nai trên huyết đồ (bệnh nhân không tái khám vì nhiều lý do)
5/ Đề tài sẽ tiếp tục với mẫu lớn hơn.
KẾT LUẬN
Nhung Nai là 1 trong tứ bảo, 4 dược liệu quý nhất đứng đầu bảng các vị thuốc (Sâm-Nhung-Quế-Phụ), được dùng dưới dạng bột để cải thiện tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị, đã cho kết quả bước đầu đáng khích lệ (P<0,05), dự định của nhóm nghiên cứu là sẽ tiếp tục công trình này trên 1 mẫu bệnh nhân lớn hơn để khẳng định khả năng hỗ trợ điều trị của y học cổ truyền trong trận tuyến phòng chống bệnh ung thư.
Tài liệu tham khảo
1. Đõ Tất lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc VN, tr,920, NXBYT
2. Trương Thìn, 1985, Thực hành châm cứu luận trị,
3. Y học cổ truyền, Trường đại học y HN, Bộ môn y học cổ truyền dân tộc, tr,403
4. Bài giảng Y lý cổ truyền, Trường ĐHYD, TP.HCM, 1997
5. Cách tiến hành công trình nghiên cứu khoa học, NXB Y học HN 1997
Trích Kỷ yếu các công trình NCKH Viện YDHDT TP.HCM năm 2006
trích từ (
/www.medinet.hochiminhcity.gov.vn)